Thoái hóa cột sống thắt lưng không gây chết người, nhưng có tính chất dai dẳng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng…
Thoái hóa cột sống thắt lưng không gây chết người, nhưng có tính chất dai dẳng gây cho bệnh nhân cảm giác đau đớn khó chịu, người bệnh bị hạn chế vận động vùng thắt lưng…
Những biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng:
Phần lớn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:
– Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.
– Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.
– Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.
– Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.
– Kèm theo co cứng cơ cạnh cột sống.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng:
– Sự lão hóa: là nguyên nhân chính, theo quy luật tự nhiên các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm. Bệnh thường xuất hiện muộn, thường ở người trên 60 tuổi, tiến triển chậm, tăng dần theo tuổi, mức độ không nặng.
– Yếu tố cơ giới: là yếu tố thúc đẩy sự thoái hóa nhanh, thể hiện ở sự tăng bất thường lực nén trên một diện tích của mặt đĩa đệm cột sống, là yếu tố chủ yếu trong thoái hóa cột sống thứ phát, gồm:
+ Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.
+ Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.
+ Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.
– Các yếu tố khác:
+ Di truyền: cơ địa già sớm.
+ Nội tiết: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid.
+ Chuyển hóa: bệnh Goutte.
Điều trị và phòng ngừa:
Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Hội nghiên cứu Đau Quốc tế IASP khuyến cáo, trong điều trị đau trước tiên cần lựa chọn các phương pháp không dùng thuốc vừa đảm bảo tính hiệu quả và tính an toàn cao cho người bệnh. Dùng thuốc giảm đau chống viêm cần chú ý biến chứng đường tiêu hóa, vì thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, hành tá tràng. Chỉ định phẫu thuật chỉ được đặt ra khi điều trị nội khoa không kết quả.
Đáp ứng những khuyến cáo đó, Điều Trị Đau Clinic cũng lấy phương châm điều trị không dùng thuốc là các phương pháp đầu tay trong điều trị bệnh đau lưng do thoái hóa cho bệnh nhân. Bao gồm:
1. Kéo giãn cột sống: đau lưng trong thoái hóa cột sống do các gai xương chèn vào dây thần kinh gây đau. Kéo giãn cột sống làm giảm áp lực trong đĩa đệm, mở rộng lỗ tiếp hợp làm giảm sự chèn ép lên thần kinh làm cho đau giảm hoặc mất. Đây là phương pháp bảo tồn duy nhất có thể tác động vào căn nguyên gây bệnh, có thể thu nhỏ khối thoát vị, mở rộng lỗ tiếp hợp, giải quyết tận gốc của vấn đề. Ngoài ra, cũng giống như điện xung, kéo gãn tác động lên các cơ co thắt làm giãn cơ một cách cưỡng bức, cắt đứt vòng xoắn bệnh lý, tăng hiệu quả giảm đau. Kéo giãn làm giảm áp lực trong đĩa đệm nên làm cho dinh dưỡng được hút vào đĩa đệm nhiều hơn, làm ngăn ngừa quá trình thoái hóa của đĩa đệm.
Điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống bằng Kéo giãn cột sống tại Điều Trị Đau Clinic
2. Điện châm: theo lý luận của YHCT, đau là do kinh lạc bị bít tắc làm khí huyết không lưu thông gây ra (bất thông tắc thống), châm cứu có tác dụng làm thông kinh hoạt lạc nên đau sẽ hết. Còn theo y học hiện đại, châm cứu sẽ tác động vào các điểm nhận cảm thần kinh có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau, đồng thời kích thích vỏ não tiết ra chất morphin nội sinh làm cảm giác đau giảm hoặc mất. Theo truyền thống, sau khi châm kim vào huyệt vị, thầy thuốc thường lưu kim đồng thời có thể kết hợp các thủ thuật vê kim, bổ, tả… Ngày nay dưới tiến bộ của y học, người ta thường mắc các điện cực vào kim châm và kích thích huyệt bằng các dòng điện xung tần số thấp cường độ nhỏ để tăng thêm tắc dụng điều trị, gọi là điện châm.
GS Nguyễn Tài Thu trong một lần điều trị cho bệnh nhân và trao đổi chuyên môn với các bác sĩ Điều Trị Đau Clinic
3. Chườm nóng bằng túi chườm thảo dược: bản thân nhiệt nóng đã có tác dụng ức chế dẫn truyền đau, làm giãn mạch xung huyết tại chỗ, tăng tuần hoàn nuôi dưỡng, tăng đào thải các chất hóa học gây đau. Kết hợp tác dụng của các thảo dược tăng thông kinh hoạt lạc, điều trị phong thấp hàn làm cho tác dụng điều trị được gia tăng cộng hưởng.
Điều trị bằng Túi chườm thảo dược tại Điều Trị Đau Clinic
4. Điện xung: là những xung điện tần số thấp điều biến được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng để mang lại hiệu quả giảm đau tối đa do ức chế dẫn truyền đau ở tủy sống, làm cảm giác đau bị chặn lại không dẫn truyền về não được do đó ta không còn thấy đau nữa. Mặt khác, đau làm cho các cơ co thắt, các cơ co thắt lại gây đau thêm – đó là một vòng xoắn bệnh lý; điện xung làm cho các cơ co bóp một cách cưỡng bức dần dần các cơ này giãn ra cắt đứt vòng xoắn bệnh lý, tăng hiệu quả giảm đau.
Điều trị bằng Điện xung tại Điều Trị Đau Clinic
5. Điện phân thuốc: là dùng dòng điện một chiều đều để đẩy các ion thuốc vào cơ thể. Theo nguyên lý, các dung dịch điện ly khi tan trong nước thì phân ly thành các ion âm và các ion dương, khi có dòng điện thì theo nguyên tắc điện cùng dấu thì đẩy nhau. Cụ thể là: khi cho thuốc vào điện cực âm thì các ion âm sẽ bị đẩy đi và đi vào cơ thể, khi cho thuốc vào điện cực dương thì ion dương bị đẩy vào cơ thể. Do đó, tùy theo ion tác dụng là ion âm hay dương mà ta đưa vào điện cực trái dấu với nó. Các thuốc thường dùng là thuốc chống viêm (Natri salicylat), đã được chứng minh dùng thuốc bằng điện phân dù chỉ một lượng nhỏ ion được đưa vào cơ thể nhưng có tác dụng rất lớn, và chỉ có tác dụng tại chỗ rất ít tác dụng toàn thân nên không gây biến chứng.
Điều trị bằng Điện phân thuốc tại Điều Trị Đau Clinic
6. Xoa bóp, bấm huyệt: tác động trực tiếp lên các thụ cảm thể thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các phản xạ thần kinh đáp ứng từ đó gây nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, gây thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung, giảm đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng. Một số công trình nghiên cứu cho thấy, xoa bóp và một số bài tập vận động còn có tác dụng kích thích thần kinh trung ương tiết ra endorphine gây cảm giác dễ chịu, khoan khoái, giảm căng thẳng, điều này cũng cho phép giải thích hiện tượng “nghiện xoa bóp” ở những người được xoa bóp liên tục trong một thời gian dài.
Ngoài ra, Phòng khám còn nhiều phương pháp khác có thể áp dụng cho bệnh nhân khi có chỉ định như: hướng dẫn bài tập phòng ngừa, ion tĩnh điện, Laser chiếu ngoài…
Bản thân mỗi phương pháp điều trị kể trên đã có tác dụng rất lớn trong điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, việc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc sẽ có tác dụng bổ trợ, cộng hưởng làm hiệu quả điều trị được tăng rất cao; bệnh nhân có thể giảm đau thậm chí hết đau ngay lần điều trị đầu tiên và được củng cố thêm trong những lần điều trị tiếp theo trong một liệu trình điều trị khoảng 10-20 lần.
Phòng ngừa:
– Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
– Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng…
– Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ những người làm lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.
– Chế độ ăn: trái cây, rau quả nhiều dinh dưỡng, giàu calci như: tôm, cua, cá biển…
Originally posted 2016-10-16 14:35:08.