fbpx

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉ

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉNhiều bệnh nhân ở khắp mọi miền tổ quốc đã gọi điện, viết thư hoặc đến khám điều trị trực tiếp tại Trung tâm Cấy chỉ cổ truyền 589 Hoàng Hoa Thám đã để lại rất nhiều câu hỏi về phương pháp cấy chỉ. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất để giới thiệu cho những bạn đang quan tâm đến phương pháp này có thể tham khảo.

Nhiều bệnh nhân ở khắp mọi miền tổ quốc đã gọi điện, viết thư hoặc đến khám điều trị trực tiếp tại Trung tâm Cấy chỉ cổ truyền 589 Hoàng Hoa Thám đã để lại rất nhiều câu hỏi về phương pháp cấy chỉ. Sau đây chúng tôi xin tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất để giới thiệu cho những bạn đang quan tâm đến phương pháp này có thể tham khảo.

Tại sao cấy chỉ vào huyệt lại có tác dụng chữa bệnh?

Theo Đông y, cấy chỉ có tác dụng bổ chính, khu tà, khai huyết ứ, thông khí uất, điều hòa chức năng các tạng phủ, điều hòa âm dương… nên có tác dụng phòng và trị bệnh. Tại tọa đàm “Cấy chỉ chữa bệnh nan y và mạn tính” vừa tổ chức tại Hà Nội (4.2012), PGS tiến sĩ Nguyễn Nghiêm Luật, giám đốc chuyên môn BV Medlatec đã khẳng định: cấy chỉ có cơ sở khoa học là châm cứu. Theo y học hiện đại, cơ chế của châm cứu là cơ chế thần kinh thể dịch, có khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, kích thích phục hồi thần kinh cơ, điều hòa nội tiết, điều hòa huyết áp, điều chỉnh trương lực cơ vân và cơ trơn, tăng tiết các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau, chống viêm; kích thích tăng tiết morphin nội sinh…từ đó mà có tác dụng tốt trong phòng và chữa bệnh.

Vì vậy, cấy chỉ chính là một cách châm cứu khác với điện châm, thủy châm, từ châm …quen thuộc, cơ sở khoa học chính là cơ sở của châm cứu. Nhưng cấy chỉ khác với châm cứu truyền thống là chúng tác động kéo dài trong một thời gian nhất định (theo thời gian tự tiêu của loại chỉ) nên đáp ứng yêu cầu chữa bệnh tốt hơn. Có lẽ, điều kỳ diệu từ cấy chỉ vào huyệt đạo mang lại là do sự kéo dài kích thích trên huyệt mang lại.

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉ

Thực hiện kỹ thuật cấy chỉ tại Trung tâm Cấy chỉ cổ truyền 589 Hoàng Hoa Thám

Quy trình cấy chỉ như thế nào ?

Tại Trung tâm Cấy chỉ cổ truyền, Điều Trị Đau Clinic, Ba Đình, HN, Hà Nội, các bệnh nhân đến chữa bệnh thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ người cao tuổi, trung niên đến cả trẻ nhỏ. Người bệnh được bác sĩ khám bệnh theo quy trình đông y với thứ tự vọng (quan sát), văn (nghe, ngửi), thiết (sờ nắn, bắt mạch), vấn (hỏi). Khi chẩn đoán có đối chiếu với các xét nghiệm, phim X quang hoặc cộng hưởng từ đã có của người bệnh để có chẩn đoán chính xác. Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định, giới thiệu một số cơ sở y tế có uy tín để chụp X quang, cộng hưởng từ, xét nghiệm máu…Kỹ thuật viên cấy chỉ là các y sĩ chuyên ngành đông y hoặc phục hồi chức năng thực hiện cấy chỉ vào huyệt đạo theo y lệnh của bác sĩ. Mỗi người bệnh đến khám và điều trị thường mất khoảng 1 – 1,5 giờ tùy theo số lượng huyệt được cấy chỉ và tùy theo số bệnh cần điều trị. Cũng như châm cứu truyền thống, trẻ em thường là không hợp tác với thầy thuốc trong khi điều trị nên cần phải có gia đình hỗ trợ việc ôm giữ. Thời gian cho lần điều trị tiếp theo thường cách 15 ngày với người lớn và 20 ngày với trẻ em. Thuốc men có thể được sử dụng kết hợp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả điều trị, giảm bớt số lần cấy chỉ cho bệnh nhân.

Sau khi điều trị, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại phòng khám 5-10 phút trước khi ra về và được hẹn 15 – 20 ngày sau quay lại điều trị tiếp. Đợt điều trị cơ bản là ba đến năm lần tùy theo mức độ nặng nhẹ của từng bệnh chứng.

Cấy chỉ có thể điều trị được tất cả các bệnh không ?

Không ít người nghe giới thiệu nhiều bệnh đều chữa được bằng “cấy chỉ”, đặc biệt bệnh nan y và mạn tính nên tỏ ra hoài nghi: “Lẽ nào nó là gậy thần”. Sự thật là cấy chỉ có thể có hiệu quả cao với nhiều bệnh nhưng phương pháp này cũng có một phần xác suất không thành công như mọi phương pháp y khoa khác. Nghiên cứu tại Trung tâm Cấy chỉ cổ truyền cho thấy: có khoảng 250 bệnh chứng thuộc 18 nhóm bệnh đáp ứng điều trị với phương pháp này. Trong đó có một số bệnh có kết quả cao như: Hen phế quản, tỷ lệ đáp ứng với điều trị lên tới 90.33%, trong đó kết quả tốt và khá đạt 76%; Nghiên cứu điều trị Viêm mũi dị ứng cũng có kết quả trên 92%… Ngoài ra còn nhóm bệnh Cơ xương khớp nếu bệnh nhân không có điều kiện đi điều trị hằng ngày bằng Phục hồi chức năng (Kéo giãn, điện xung…) thì được bác sĩ chỉ định cấy chỉ cũng cho kết quả rất cao.

Nguyên cố bộ trưởng bộ Y tế Phạm Song đã từng nói: Không có bất cứ phương pháp điều trị nào đạt hiệu quả 100%. Có kết quả trên 70% đã là tốt lắm rồi. Bác sĩ chia sẻ với chúng tôi câu chuyện này khi ông được yết kiến giáo sư Phạm Song vào năm 2009.

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉ Đai chườm thảo dược Vai Gáy Điện 975.0001.211.000
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉ Đai chườm thảo dược Lưng Bụng Điện 975.0001.179.000
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉ Máy Nén Ép Trị Liệu 5 Khoang Khí Gapo Alance 10.490.000
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉ Con lăn cột sống Doctor100 nhiệt 3.440.000
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉ Duo Vital® (hộp đơn 1 chai) 2.650.000
Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về phương pháp cấy chỉ Tebexerol Immunoxel 125ml 800.000

Cấy chỉ có gây nhiễm trùng?

Trong y khoa, biến chứng, tai nạn điều trị là điều không mong muốn ở cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Biến chứng không mong muốn và có thể gặp ở cấy chỉ là nhiễm trùng. Nguyên nhân nhiễm trùng là do thực hiện không tốt công tác vô khuẩn như thầy thuốc không rửa tay sạch, không đi găng tay bảo vệ, cơ thể bệnh nhân không sạch sẽ, sau cấy chỉ bệnh nhân nhanh chóng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm…

Theo các bác sĩ, để tránh biến chứng này, cần tuân thủ việc đảm bảo vô khuẩn khi tiến hành thủ thuật cấy chỉ cho bệnh nhân. Người bệnh cần tìm đến cơ sở có uy tín, có quy trình đảm bảo vô khuẩn tốt, thực hiện nguyên tắc một chiều (dụng cụ cấy chỉ dùng riêng cho từng bệnh nhân). Người thầy thuốc phải rửa tay sạch và cần đeo găng tay phẫu thuật khi cấy chỉ vào huyệt. Với người bệnh, cần phải giữ gìn vệ sinh cá nhân như nên tắm rửa sạch sẽ trước khi cấy chỉ, kiêng tắm khoảng 6 tiếng sau khi cấy, tránh gió lùa và môi trường ô nhiễm… Để đảm bảo yêu cầu vô trùng này, bác sĩ Vinh còn nhấn mạnh “hãy xem cấy chỉ như một ca tiểu phẫu”, đảm bảo được các yếu tố vệ sinh, bác sĩ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì yếu tố nhiễm trùng không xảy ra.

Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt việc nhiễm trùng với phản ứng viêm vô khuẩn có thể hình thành sau cấy chỉ vào huyệt. Trường hợp này không cần phải xử trí gì và người bệnh không phải lo ngại. Việc tư vấn cho người bệnh cần được chú ý thực hiện để đảm bảo tốt việc điều trị bằng phương pháp cấy chỉ.

Cấy chỉ có tốn kém không ?

Một số bệnh nhân phản ánh ở một số trung tâm, họ phải trả hàng triệu đồng cho một lần cấy chỉ. Là vì, ở các trung tâm như vậy, thường tính tiền bệnh nhân trên mỗi huyệt được cấy chỉ. Cho nên, họ thường chỉ định cấy vào rất nhiều huyệt, có khi lên tới vài chục huyệt cho mỗi lần. Điều đó không những làm cho bệnh nhân tốn nhiều tiền mà còn phải chịu đựng sự đau đớn không cần thiết. Tại Trung tâm cấy chỉ cổ truyền 589 Hoàng Hoa Thám cũng như nhiều Bệnh viện uy tín khác, bệnh nhân chỉ phải trả một khoản cố định (hiện tại là {loadposition gia_caychi}) cho một lần điều trị mà không phụ thuộc số huyệt được cấy. Như vậy bệnh nhân hoàn toàn chủ động được kinh phí trước khi đến khám, còn bác sĩ cũng không cần “vẽ huyệt” mà sẽ tối ưu hóa chọn số huyệt ít nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất.

(Lưu ý: Việc đáp ứng với các liệu trình điều trị, máy, thiết bị trợ giúp là khác nhau tùy thuộc cơ địa mỗi người !
Những thông tin y học trên website chỉ mang tính tham khảo, bạn không được tự ý áp dụng nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc !)

Bạn cần tư vấn

Nếu bạn có câu hỏi hãy nhấp chuột chọn Tư vấn trực tuyến để chát với chuyên gia. Bạn có thể gọi theo số 084 354 8686 hoặc hãy điền số điện thoại vào form bên dưới và "Gửi", chúng tôi sẽ gọi lại ngay cho bạn:

    Cột sống

    Thông thường một liệu trình điều trị bệnh cột sống trong 10 ngày bao gồm 4-6 kỹ thuật điều trị (kéo giãn, châm cứu, điện xung, siêu âm, chườm thuốc, ...), mỗi ngày hết khoảng 250-300k, nếu đóng trước cả đợt 10 ngày sẽ được giảm ngay 10%.

    Ngoài ra hiện tại Phòng khám đang triển khai Chương trình khuyến mại giảm ngay 20% và giảm tới 30% gói 10 lần điều trị cột sống.

    DMCA.com Protection Status